Đau răng, nguyên nhân là gì?Cách xử trí hiệu quả?

Đăng ngày: 19/07/2025 | Tác giả: admin
Đau răng, nguyên nhân là gì?Cách xử trí hiệu quả?

1. Nhận biết biểu hiện đau nhức răng

Đau răng là tình trạng bên trong hoặc xung quanh bề mặt răng bị ê buốt, nhức âm ỉ hoặc đau dữ dội. Cơn đau có thể kéo dài liên tục hoặc xuất hiện từng cơn.

Bên cạnh đó, tùy theo nguyên nhân mà cảm giác đi kèm nhức răng sẽ khác nhau, điển hình nhất là:

– Triệu chứng ở răng miệng: Đau ở răng lẫn phần nướu (lợi) xung quanh răng. Hoặc cảm giác đau nhói khi chạm vào răng hoặc cắn xuống.

– Triệu chứng toàn thân: Sốt, khó chịu khi ăn uống đồ nóng, lạnh.

đau răng

Đau răng có thể xuất hiện khi nhiệt độ trong khoang miệng thay đổi hay áp lực phát sinh lên răng khi nhai.

2. Nguyên nhân gây đau răng phổ biến

Có nhiều nguyên nhân khiến răng bị đau nhức khó chịu, thường gặp nhất là do sâu răng, viêm tủyviêm nha chuáp xe răngmọc răng khôn, gãy răng, thói quen nghiến răng. Ngoài ra, lý do đau răng còn có thể do một số yếu tố khác như vết hàn hoặc trám răng bị nứt, bọc sứ hở chân răng, viêm xoang…

3. Đau răng kéo dài có nguy hiểm không?

Mặc dù đau nhức răng là triệu chứng phổ biến, nhưng nếu để kéo dài (nhất là sâu răng lan rộng) có thể tiềm ẩn nguy cơ mất răng. Đến khi răng hư hại nặng, bác sĩ buộc phải nhổ bỏ và phục hình răng mới để thay thế, từ đó gây tốn kém thời gian và chi phí.

Chưa kể, những cơn đau răng ê buốt có thể tác động đến dây thần kinh. Nếu xảy ra thường xuyên khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và hiệu suất làm việc.

4. Các cách điều trị đau răng tại nhà có hiệu quả không?

Nếu không biết đau nhức răng phải làm sao, người bệnh có thể áp dụng một số cách giảm đau tại nhà như:

Chườm đá lạnh

Chườm lạnh có thể làm tê liệt các dây thần kinh cảm giác, giúp giảm đau răng tức thì trong trường hợp đau răng khôn, viêm cấp. Lưu ý, bạn cần bọc đá lạnh trong túi vải hoặc khăn xoang và chỉ nên chườm khoảng 20 phút.

Uống trà bạc hà

Bạc hà có tác dụng gây tê và hỗ trợ kháng khuẩn. Vì thế, bạn có thể ngâm lá bạc hà khô trong nước sôi khoảng 20 phút, sau đó để nguội và uống giúp làm dịu cơn đau răng.

Dùng thuốc giảm đau không kê toa

Thuốc giúp giảm đau răng nhanh chóng, nhưng bạn không nên tự ý sử dụng, cần qua tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định loại thuốc và liều lượng uống phù hợp.

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có khả năng khử trùng, kháng viêm và sát khuẩn rất tốt. Vì thế, bạn có thể súc miệng nước muối để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công, từ đó chữa nhức răng tạm thời.

giảm đau răng

Súc miệng bằng nước muối pha loãng là một cách giảm đau răng đơn giản, nhưng chỉ có tác dụng tạm thời.

Nhìn chung, trên đây chỉ là những biện pháp hỗ trợ giảm đau chứ không điều trị dứt điểm nguyên nhân gây ra đau răng, nên hoàn toàn có thể tái phát. Hơn hết, bạn lưu ý không tự ý áp dụng các mẹo dân gian chữa đau răng theo truyền miệng dân gian mà chưa có cơ sở khoa học. Tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị triệt để.

Xem thêm: Đau răng nên ăn gì kiêng gì

5. Dấu hiệu đau nhức răng nên đi khám ngay

Bạn nên đi khám càng sớm càng tốt ngay khi có dấu hiệu đau nhức răng kéo dài hơn 1 – 2 ngày, cường độ đau tăng dần, bị sốt, đau tai… Nhất là với các bệnh nhiễm trùng răng, việc chẩn đoán và điều trị sớm rất quan trọng, nhằm ngăn chặn mầm bệnh lây lan sang các bộ phận khác.

6. Các phương pháp điều trị đau răng tại cơ sở nha khoa

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau răng sẽ có hướng điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:

6.1 Điều trị đau răng do bị sâu

Nếu bạn có lỗ sâu nông trên bề mặt răng, bác sĩ sẽ trám răng để loại bỏ vết sâu. Trường hợp lỗ sâu đã xâm nhập đến khu vực buồng tủy răng, bác sĩ cần thực hiện thêm bước điều trị tủy (hay còn gọi là rút tủy răng).

Xem thêm: Trám răng để phòng ngừa sâu răng

6.2 Điều trị đau răng do viêm tủy

Với những khách hàng bị viêm tủy, thông thường, bác sĩ sẽ ưu tiên phương pháp điều trị nội nha là chữa tủy. Sau đó, tùy thuộc vào mức độ hư hại của răng mà bác sĩ lựa chọn trám Composite, bọc sứ hoặc Inlay/Onlay. Nếu viêm tủy làm răng bị hư hại nặng, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng và phục hình răng mất nhanh chóng để khôi phục chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và ngăn ngừa biến chứng tiêu xương.

Xem thêm: Dấu hiệu viêm tủy răng và cách điều trị răng bị viêm tủy hiệu quả

6.3 Chữa đau nhức răng do viêm nha chu

Nếu bạn bị viêm nha chu nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tại chỗ bằng cách lấy cao răng. Trong trường hợp nặng hơn, khi răng đã xuất hiện các túi nha chu thì bác sĩ tiến hành nạo túi để xử lý sạch ổ vi khuẩn ở răng.

chữa đau răng

Để phác họa lộ trình điều trị viêm nha chu phù hợp cho từng người, bác sĩ cần thăm khám, chụp phim kỹ càng.

Có thể bạn quan tâm: Viêm nha chu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng thế nào?

6.4 Chữa đau răng do áp xe răng

Các phương pháp điều trị nhức răng do áp xe được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng và mức độ tổn thương. Ở giai đoạn áp xe răng cấp tính, bác sĩ tiến hành rạch ổ áp xe để dịch mủ thoát ra ngoài, đồng thời loại bỏ vi khuẩn tại đây. Sau đó, bệnh nhân được thực hiện lấy cao răng, lấy tủy và hướng dẫn cách chăm sóc để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Xem chi tiết: Áp xe răng: Dấu hiệu, tác hại, cách điều trị và phòng ngừa

6.5 Chữa đau răng do mọc răng khôn

Thông thường, giải pháp giảm đau răng do răng khôn mọc lệch, mọc kẹt trong xương hàm, xô lấn răng cối số 7 kề cạnh là chỉ định nhổ. Tuy nhiên, trước khi quyết định có nên nhổ răng khôn không, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ càng và chụp phim X-quang để xác định hướng mọc cũng như tình trạng của các mô xung quanh. Nếu răng khôn liên quan trực tiếp đến xoang hàm, dây thần kinh, hay bệnh nhân mắc bệnh lý mạn tính về tim mạch, rối loạn đông cầm máu, đái tháo đường hoặc phụ nữ mang thai thì không nên nhổ.

Tìm hiểu thêm: Có nên nhổ răng khôn không? Khi nào cần thiết nhổ?

6.6 Chữa đau răng do gãy răng

Đối với tình trạng răng bị gãy ngang, nứt mẻ, bác sĩ tiến hành trám răng, bọc sứ hoặc dán sứ veneer để mang lại hiệu quả tối ưu về mặt thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai. Nếu gãy răng không còn chân răng hoặc làm tổn thương chân răng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ. Sau đó, bệnh nhân nên tìm giải pháp phục hình răng sớm để đảm bảo chức năng ăn nhai, ngăn ngừa tiêu xương hàm và nhiều biến chứng khác. Hiện nay, trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng mất tiên tiến, giúp cải thiện thẩm mỹ và ăn nhai được nhiều người lựa chọn.

trị nhức răng

Sau khi nhổ răng, bạn nên trồng răng Implant càng sớm càng tốt, để ngăn ngừa biến chứng mất răng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ăn nhai.

6.7 Chữa đau răng do các nguyên nhân khác

Với một số nguyên nhân đau răng khác, bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Chẳng hạn, nếu đau nhức răng do kỹ thuật bọc sứ kém gây tụt nướu, răng bị kênh, cộm cấn thì bác sĩ sẽ tiến hành tháo răng sứ ra để kiểm tra. Nếu cầu răng sứ vừa vặn với cùi răng và chưa bị hư hỏng, bác sĩ sẽ lắp lại đúng kỹ thuật để cố định răng khít chặt hơn.

Xem thêm: Làm sao để tránh tình trạng bọc răng sứ bị tụt nướu?

7. Các cách phòng ngừa đau răng dễ thực hiện

Để ngăn ngừa tình trạng đau nhức răng xảy ra, bạn nên chú trọng chăm sóc sức khỏe răng miệng bằng cách:

– Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh

Nhằm ngăn chặn hình thành mảng bám và vi khuẩn phát triển gây sâu răng, bạn nên hạn chế ăn thực phẩm giàu tinh bột, đồ ngọt, thức uống có gas. Hãy ưu tiên ăn các thực phẩm tốt cho răng như sữa chua, sữa, phô mai, táo, các loại hạt…

– Vệ sinh răng miệng kỹ càng

Để tránh vi khuẩn sinh sôi và cho hơi thở thơm hơn, bạn nên đánh răng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày; kết hợp dùng nước súc miệng khoảng 2 – 3 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa bám ở kẽ răng.

– Từ bỏ các thói quen ảnh hưởng xấu đến răng

Trong quá trình chăm sóc răng tại nhà, bạn nên từ bỏ thói quen xấu ảnh hưởng đến răng như nghiến răng, cắn móng tay, gặm bút… Nhất là trẻ nhỏ cần được chú ý theo dõi, bởi những thói quen kể trên có thể làm răng trẻ bị mòn, nứt mẻ, thậm chí là rối loạn khớp thái dương hàm do nghiến răng nhiều.

Xem thêm: 

Trẻ ngủ nghiến răng: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị

– Khám răng miệng định kỳ

Việc khám răng định kỳ 6 tháng/lần là rất cần thiết để được bác sĩ tư vấn phương pháp bảo vệ răng đúng cách hoặc có giải pháp điều trị thích hợp. Đặc biệt, trẻ lên 3 tuổi cần được thăm khám nha khoa đầu đời để bác sĩ tư vấn cách vệ sinh răng miệng, và khi lên 6 tuổi cần được tầm soát thay răng.